Dàn xếp bao gồm việc Apple sẽ thanh toán cho Qualcomm và thỏa thuận cung ứng chip cho Apple. Điều đó đồng nghĩa Apple có thể mua chip Qualcomm cho iPhone tương lai. Hai bên không tiết lộ khoản thanh toán là bao nhiêu.
Cổ phiếu Qualcomm tăng hơn 20% sau khi tin tức nổ ra, nâng giá trị thị trường lên khoảng hơn 84 tỷ USD. Theo CNBC, đây là ngày tuyệt vời nhất của nhà sản xuất chip kể từ năm 1999. Trong khi đó, cổ phiếu Apple tăng chưa đầy 1%.
Theo nhà phân tích Dan Ives của hãng chứng khoán Wedbush, đây là thắng lợi lớn đối với Qualcomm. Việc dàn xếp khiến các nhà đầu tư bất ngờ vì cuối cùng Apple đã nhận ra việc kiện tụng giống như hai đứa trẻ đang đánh nhau trong “hộp cát” trong khi họ còn các vấn đề lớn hơn phải đối mặt như 5G.
" alt=""/>Apple và Qualcomm bất ngờ đình chiến, iPhone 5G có thể ra mắt sớm hơn dự kiếnNhóm 6 lãnh đạo này bao gồn những người đứng đầu CIA, FBI, NSA và giám đốc tình báo quốc gia, lần đầu công khai bày tỏ chính kiến về đối thủ của Apple trước cơ quan công quyền.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những rủi ro khi cho phép bất kỳ công ty hay tổ chức nào được hậu thuẫn bởi chính phủ nước ngoài, vốn không cùng tiếng nói, lại có chỗ đứng trong mạng lưới viễn thông của Mỹ", Chris Wray, Giám đốc FBI, thẳng thừng.
Theo ông Chris Wray, việc Huawei và nhà mạng ZTE lấn sâu vào thị trường sẽ tạo ra áp lực hoặc kiểm kiểm soát hạ tầng viễn thông Mỹ, thực hiện những hành vi như sửa đổi, đánh cắp dữ liệu, gián điệp. Tuy nhiên, những lãnh đạo an ninh - tình báo Mỹ không đưa ra bằng chứng nào để chứng minh nhận định trên.
Trước những lời từ nhóm quyền lực Mỹ, Huawei tuyên bố rằng mình "không gây ra mối nguy hại an ninh mạng nào hơn các hãng công nghệ khác, vốn cũng đang dùng chung chuỗi cung ứng toàn cầu".
Hiểu một cách dung dị, Huawei muốn nói rằng nhiều hãng công nghệ khác cũng có sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc, thậm chí mua chung nguồn kinh kiện, cùng hợp tác với những đối tác gia công, nhưng họ không bị Mỹ chèn ép như Huawei.
Trong một thông cáo, phát ngôn viên của Huawei cho rằng hãng cảm thấy đang bị "bắt nạt" tại Mỹ. "Huawei nhận thức được một loạt các hoạt động của chính phủ Mỹ dường như nhằm mục đích kiềm tỏa việc kinh doanh của Huawei ở thị trường Mỹ. Huawei được các chính phủ và khách hàng tin cậy ở 170 quốc gia trên toàn thế giới".
Huawei từng cố gắng xâm nhập thị trường Mỹ thông qua mối hợp tác với nhà mạng AT&T, nhưng đã đổ bể vào phút chót. Lúc đó, CEO Richard Yu đã nói cứng tại CES rằng đó là một thất bại của Huawei, nhưng là một mất mát lớn đối với người dùng tại Mỹ.
Đến lúc này, Huawei vẫn đang tìm cách bán Mate 10 Pro bản không khóa mạng tại Mỹ, nhưng càng cố gắng càng bi thảm. Hãng vướng nghi vấn thuê người dùng viết cảm nhận tốt về chiếc điện thoại trong một nhóm kín trên Facebook, dù đây là một hoạt động thường thấy tại quê nhà Trung Quốc mà các công ty khác như Xiaomi, Meizu, Lenovo từng triển khai trên mạng xã hội.
Theo The Verge, các nhà lập pháp Mỹ đang cố gắng ban hành một lệnh cấm các công chức sử dụng điện thoại của Huawei và ZTE.
Mỹ là thị trường viễn thông khắc nghiệt với các hãng di động đến từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Thập kỷ trước, Samsung cũng từng chật vật để dòng Galaxy S được bán thông qua các nhà mạng lớn như AT&T, T-Mobile... Khi đó, hãng di động Hàn Quốc thậm chí phải chấp nhận tạo ra những "biến thể" của chiếc Galaxy S đời đầu với tên gọi khác nhau, thậm chí bề ngoài có đôi chút khác biệt để chiều lòng các ông lớn viễn thông.
Tuy nhiên, thành công của Samsung khó lặp lại với Huawei, ít nhất là trong ngắn hạn. Dù là hãng di động lớn thứ 3 thế giới, Huawei vẫn còn rất nhiều việc phải làm để chinh phục được thị trường vốn đã được bình định bởi cái bóng quá lớn của Apple.
Theo Zing
" alt=""/>Sếp FBI, CIA và NSA: 'Đừng dùng thứ gì của Huawei'FPT có 8 sản phẩm, dịch vụ CNTT được tôn vinh tại Sao Khuê 2019
Cụ thể, Đào tạo công nghệ thông tin của Tổ chức giáo dục FPT là một trong 10 sản phẩm, dịch vụ được đánh giá cao nhất của Giải thưởng Sao Khuê 2019 và được VINASA đề cử tham gia Giải thưởng APICTA - Giải thưởng uy tín và danh giá nhất của ngành CNTT khu vực châu Á-Thái Bình Dương. 7 sản phẩm, dịch vụ còn lại của FPT được trao giải Sao Khuê 2019 gồm: Hệ thống tuân thủ an toàn vốn - FPT.CARS, Phần mềm điện toán đám mây hóa đơn điện tử - FPT.eInvoice, Nền tảng tích hợp và xử lý dữ liệu FPT-FPT.Fortuna, Dịch vụ giám sát an toàn thông tin dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - FPT.EagleEye MDR, Website tuyển dụng trên nền tảng công nghệ - FPTJobs.com, FPT HI GIO CLOUD, Dịch vụ Xử lý số FPT.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch VINASA đánh giá: “FPT là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam. Vì vậy, việc FPT áp đảo danh sách nhận giải Sao Khuê là điều có thể nhìn thấy. Trong nhiều năm, FPT là cái nôi tạo ra nguồn lực CNTT và chuyển đổi số cho nước nhà”.
" alt=""/>FPT có 8 sản phẩm, dịch vụ CNTT được tôn vinh tại Sao Khuê 2019